Những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Việt Nam

Bản vẽ chi tiết kiến trúc – thiết kế công trình xây dưng rõ ràng bao gồm mặt bằng, mặt đứng chính, mặt cắt móng, sơ đồ vị trí tuyến công trình,

Việc xin giấy phép xây dựng nhà ở hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở là việc mà ai cũng phải làm ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, vì không thường xuyên làm thủ tục này nên mọi người thường không có đầy đủ thông tin dẫn đến làm sai, thiếu sót hồ sơ và phải điều chỉnh nhiều lần làm mất nhiều thời gian và công sức.Việc cấp giấy phép phải theo trình tự, xác nhận từ phía cơ quan có thẩm quyền. Sau đây là các bước cụ thể trong quá trình xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình nhà ở tại khu đô thị.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị gồm những gì?

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định chung, những trường hợp xin cấp giấy xây dựng tạm thời trong 1 khoảng thời gian thì trong đơn phải có phần cam kết sẽ phá dỡ công trình khi nhà nước có yêu cầu giải phóng mặt bằng.

Bản sao phải có công chứng, chứng thực về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, đất theo đúng quy định của luật đất đai.

Bản vẽ chi tiết kiến trúc – thiết kế công trình xây dưng rõ ràng bao gồm mặt bằng, mặt đứng chính, mặt cắt móng, sơ đồ vị trí tuyến công trình, sơ đồ hệ thống và điểm nối kỹ thuật điện nước, thoát nước. Bản phải cần phải theo đúng một số yêu cầu:

Xác định rõ địa điểm xây dựng, lộ giới, rãnh giới đất, thời gian sử dụng công trình, cấp dự án, phải được đăng kí bởi tổ chức và có đủ năng lực để thực hiện công trình này, hoặc cá nhân đăng kí có năng lực trong công việc và có đăng kí hoạt động thiết kế thự hiện dự án.

Diện tích của nhà ở riêng lẻ phải lớn hơn 250 m2, nhiều hơn ba tầng. Những nhà ở thuộc khu di sản văn hóa lịch sử, phải được thiết kế bởi cá nhân có đủ năng lượng trong hoạt động thiết kế, hành nghề xây dựng.

Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô diện tích dưới 250 m2, dưới 3 tầng lầu, thì cá nhân, hộ gia đình được tự thiết kế nhưng phải tuân theo các yêu cầu về quy hoạch và chiệu trách nhiệm về chất lượng thiết kế, độ an toàn, tác động đến môi trường.

Ví dụ một bản vẽ để xin cấp phép xây dựng nhà ở

Trường hợp xin cấp giấy phép sửa chửa, cải tạo các công trình nhà ở theo quy định cần có quấy phép xây dựng, hoặc phải dỡ bỏ công trình cũ để thực hiện công trình mới, hồ sơ bao gồm:

Ảnh chụp mặt đứng chính hiện trạng công trình hiện tại.

Các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng.

Mặt cắt từng tầng, mặt đứng và các phương án phá dỡ công trình cũ (nếu có) do đơn vị tư vấn thiết kế có khả năng pháp nhân thành lập.

Trong trường hợp xây dựng nâng tầng phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình đủ điều kiện nâng tầng hoặc biện pháp gia cố của tổ chức có tư cách pháp nhân.

Đồng thời, đối với từng công trình có tính chất xây dựng khác nhau, các chủ đầu tư cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ liên quan.

Trường hợp cấp giấy phép xây dựng, cam kết tự tháo dỡ công trình, dự án khi nhà nước yêu cầu thực hiện quy hoạch xây dựng, bản vẽ làm rõ được thực trạng công trình hiện hữu cũ.

Hợp đồng thuê đất có xác nhận của phía UBND quận huyện về vị trí thực hiện công trình phù hợp với quy hoạch cá điểm công trình quảng cáo…

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Nộp hồ sơ tại sở xây dựng: công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, các công trình tôn giáo, miếu đình, di tích lịch sử, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, các công trình thuộc các tuyến trục đường chính thành phố theo UBND TP quy định.

Nộp hồ sơ tại UBND quận, huyện: công trình nhà ở riêng lẻ, công trình thuộc địa giới hành chính quận huyện.

Ban quản lý đầu tư, xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp bao gồm xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo theo qui định phải có xin giấy phép xây dựng trên phạm vi giới hạn của khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

Sở Xây dựng hoặc UBND quận/huyện là nơi cấp phép xây dựng nhà ở

Thời hạn cấp phép xây dựng

Đối với nhà ở riêng lẻ: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Các công trình còn lại: không quá 20 ngày.

Một số quy định đối với người xin cấp giấy phép xây dựng

Chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng phải khởi công xây dựng công trình trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng. Trong trường hợp không khởi công đúng hạn, cần phải xin gia hạn giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng có thể được gia hạn nhiều lần với khoảng cách mỗi lần là 12 tháng. Thời gian giải hạn giấy phép xây dựng không quá 5 ngày làm việc.

Khi giấy phép xây dựng được cấp có sai sót, người được cấp giấy phép xây dựng có quyền xin điều chỉnh sai sót. Thời hạn điều chỉnh trong vòng năm ngày làm việc. Chủ đầu tư cũng có thể xin thay đổi thiết kế đã được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng bằng việc nộp hồ sơ xin thay đổi. Thời gian cấp phép xây dựng thay thế cũng không quá thời hạn cấp phép mới trên đây.

Những thông tin mới nhất xung quanh việc cấp giấy phép xây dựng

Theo dự kiến đến năm 2020 tại Hà Nội, tập trung hoản thiện các khu quy hoạch, quy định về việc cấp phép xây dựng, chỉ tiêu cấp phép xây dựng 100% cho các công trình thuộc đô thị, khu vực nông thông đã có quy hoạch phân theo khu.

Phía Bộ xây dựng cung cấp thông tin sẽ giảm bớt những giấy tờ, thủ tục không thực sự cần thiết trong quá trình cấp phép xây dựng nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp. Thời gian cấp phép xây dựng dự kiến sẽ là 30 ngày hoặc thấp hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *